Bệnh lao là gì?

Bệnh lao (TB) được gây ra bởi vi khuẩn được gọi là Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn thường tấn công phổi, nhưng chúng có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm thận, cột sống và não. Không phải ai bị nhiễm vi khuẩn lao đều bị bệnh. Kết quả là, có hai tình trạng nhiễm lao: nhiễm khuẩn lao và mắc bệnh lao.

Bệnh lao là gì?

Bệnh lao (TB) được gây ra bởi vi khuẩn được gọi là Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn thường tấn công phổi, nhưng chúng có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm thận, cột sống và não. Không phải ai bị nhiễm vi khuẩn lao đều bị bệnh. Kết quả là, có hai tình trạng nhiễm lao: nhiễm khuẩn lao và mắc bệnh lao.

Bệnh lao lan truyền như thế nào

Khi những người mắc bệnh lao phổi hoặc ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, họ phát tán vi khuẩn lao vào không khí. Một người không nhiễm trùng cần phải hít một vài giọt bắn để bị nhiễm khuẩn. Những người mắc bệnh lao thường lây lan vi khuẩn lao cho những người mà họ dành nhiều thời gian xung quanh nhất, bao gồm các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp hoặc bạn học.

Bệnh lao KHÔNG lây qua:

  1. Bắt tay
  2. Chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống
  3. Dùng chung khăn trải giường hoặc bồn cầu
  4. Chia sẻ bàn chải đánh răng
  5. Hôn

Nhiễm vi khuẩn Lao

Vi khuẩn lao có thể sống trong cơ thể con người mà không sinh sôi hay gây bệnh. Tình trạng này được gọi là lao tiềm ẩn (LTBI) hoặc nhiễm khuẩn lao.

Những người nhiễm bệnh lao tiềm ẩn:

  1. Không có triệu chứng
  2. Không lây lan vi khuẩn lao cho người khác

Đối với phần lớn những người nhiễm khuẩn lao, vi khuẩn lao sẽ ở trạng thái bất hoạt trong suốt cuộc đời và không gây bệnh lao. Tuy nhiên, với khoảng 5-10% số người có lao tiềm ẩn, vi khuẩn bệnh lao sẽ sinh sôi và phát triển thành bệnh lao.

Bệnh lao

Khi hệ thống miễn dịch của một người không thể ngăn chặn vi khuẩn bệnh lao sinh sôi, tình trạng này được gọi là bệnh lao. Những người mắc bệnh lao có thể lây lan vi khuẩn lao cho những người xung quanh (tìm hiểu Bệnh lao lây lan như thế nào).

Các triệu chứng của bệnh lao khác nhau về biểu hiện và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào thời gian vị trí trong cơ thể mà vi khuẩn bệnh lao đã sinh sôi. Các triệu chứng phổ biến của bệnh lao phổi bao gồm:

  1. Ho
  2. Đau tức ngực
  3. Ho ra máu hoặc đờm (đờm từ sâu bên trong phổi)
  4. Sốt
  5. Sút cân không rõ nguyên nhân
  6. Đổ mồ hôi vào ban đêm
  7. Cảm thấy yếu và mệt mỏi
  8. Chán ăn
  9. Cảm giác ớn lạnh
  10. Sưng tấy

Sự khác biệt giữa lao tiềm ẩn và bệnh lao:

Lao tiềm ẩn/Nhiễm khuẩn lao

Bệnh lao

Không có triệu chứng

Có một hoặc nhiều triệu chứng, bao gồm: ho kéo dài, đau ngực, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, chán ăn

Không cảm thấy bị bệnh

Thường cảm thấy ốm

Không lây nhiễm, không lây lan vi khuẩn lao sang người khác

Truyền nhiễm, có thể lây lan vi khuẩn lao sang người khác

Kết quả phim chụp X-quang ngực bình thường và xét nghiệm đờm âm tính

Có thể có kết quả X-quang ngực bất thường, kết quả xét nghiệm đờm hoặc Xpert dương tính

Xét nghiệm TST dương tính hoặc kết quả xét nghiệm máu cho thấy nhiễm khuẩn lao

Xét nghiệm TST dương tính hoặc kết quả xét nghiệm máu cho thấy nhiễm lao

Cần điều trị lao tiềm ẩn để ngăn chặn mắc bệnh lao

Cần tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao

Bệnh lao lan truyền như thế nào

Khi những người mắc bệnh lao phổi hoặc ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, họ phát tán vi khuẩn lao vào không khí. Một người không nhiễm trùng cần phải hít một vài giọt bắn để bị nhiễm khuẩn. Những người mắc bệnh lao thường lây lan vi khuẩn lao cho những người mà họ dành nhiều thời gian xung quanh nhất, bao gồm các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp hoặc bạn học.

Bệnh lao KHÔNG lây qua:

  1. Bắt tay
  2. Chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống
  3. Dùng chung khăn trải giường hoặc bồn cầu
  4. Chia sẻ bàn chải đánh răng
  5. Hôn

Nhiễm vi khuẩn Lao

Vi khuẩn lao có thể sống trong cơ thể con người mà không sinh sôi hay gây bệnh. Tình trạng này được gọi là lao tiềm ẩn (LTBI) hoặc nhiễm khuẩn lao.

Những người nhiễm bệnh lao tiềm ẩn:

  1. Không có triệu chứng
  2. Không lây lan vi khuẩn lao cho người khác

Đối với phần lớn những người nhiễm khuẩn lao, vi khuẩn lao sẽ ở trạng thái bất hoạt trong suốt cuộc đời và không gây bệnh lao. Tuy nhiên, với khoảng 5-10% số người có lao tiềm ẩn, vi khuẩn bệnh lao sẽ sinh sôi và phát triển thành bệnh lao.

Bệnh lao

Khi hệ thống miễn dịch của một người không thể ngăn chặn vi khuẩn bệnh lao sinh sôi, tình trạng này được gọi là bệnh lao. Những người mắc bệnh lao có thể lây lan vi khuẩn lao cho những người xung quanh (tìm hiểu Bệnh lao lây lan như thế nào).

Các triệu chứng của bệnh lao khác nhau về biểu hiện và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào thời gian và vị trí trong cơ thể mà vi khuẩn bệnh lao đã sinh sôi. Các triệu chứng phổ biến của bệnh lao phổi bao gồm:

  1. Ho
  2. Đau tức ngực
  3. Ho ra máu hoặc đờm (đờm từ sâu bên trong phổi)
  4. Sốt
  5. Sút cân không rõ nguyên nhân
  6. Đổ mồ hôi vào ban đêm
  7. Cảm thấy yếu và mệt mỏi
  8. Chán ăn
  9. Cảm giác ớn lạnh
  10. Sưng tấy

Sự khác biệt giữa lao tiềm ẩn và bệnh lao:

Lao tiềm ẩn/Nhiễm khuẩn lao

Bệnh lao

Không có triệu chứng

Có một hoặc nhiều triệu chứng, bao gồm: ho kéo dài, đau ngực, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, chán ăn

Không cảm thấy bị bệnh

Thường cảm thấy ốm

Không lây nhiễm, không lây lan vi khuẩn lao sang người khác

Truyền nhiễm, có thể lây lan vi khuẩn lao sang người khác

Kết quả phim chụp X-quang ngực bình thường và xét nghiệm đờm âm tính

Có thể có kết quả X-quang ngực bất thường, kết quả xét nghiệm đờm hoặc Xpert dương tính

Xét nghiệm TST dương tính hoặc kết quả xét nghiệm máu cho thấy nhiễm lao

Xét nghiệm TST dương tính hoặc kết quả xét nghiệm máu cho thấy nhiễm lao

Cần điều trị lao tiềm ẩn để ngăn chặn mắc bệnh lao

Cần tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao

Phòng ngừa bệnh lao

Các nhóm nguy cơ cao mắc bệnh lao bao gồm:

  1. Người có HIV
  2. Những người bị nhiễm vi khuẩn lao trong 2 năm qua
  3. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  4. Những người tiêm thuốc bất hợp pháp
  5. Những người mắc các bệnh khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch
  6. Người cao tuổi
  7. Những người không được điều trị bệnh lao đúng cách trong quá khứ

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh lao, các cá nhân nên tránh tiếp xúc chặt chẽ với bệnh nhân lao đã biết trong môi trường đông đúc, kín như phòng khám, bệnh viện, viện dưỡng lão, nhà máy hoặc nhà tù.

Những người làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi có khả năng gặp phải bệnh nhân mắc bệnh lao, nên tham khảo ý kiến của các các chuyên gia ​​kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc sức khỏe nghề nghiệp và hỏi về các quy trình hành chính và môi trường để ngăn ngừa tiếp xúc với bệnh lao.

Phòng ngừa bệnh lao

Các nhóm nguy cơ cao mắc bệnh lao bao gồm:

  1. Người có HIV
  2. Những người bị nhiễm vi khuẩn lao trong 2 năm qua
  3. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  4. Những người tiêm thuốc bất hợp pháp
  5. Những người mắc các bệnh khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch
  6. Người cao tuổi
  7. Những người không được điều trị bệnh lao đúng cách trong quá khứ

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh lao, các cá nhân nên tránh tiếp xúc chặt chẽ với bệnh nhân lao đã biết trong môi trường đông đúc, kín như phòng khám, bệnh viện, viện dưỡng lão, nhà máy hoặc nhà tù.

Những người làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi có khả năng gặp phải bệnh nhân mắc bệnh lao, nên tham khảo ý kiến của các các chuyên gia ​​kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc sức khỏe nghề nghiệp và hỏi về các quy trình hành chính và môi trường để ngăn ngừa tiếp xúc với bệnh lao.

Chẩn đoán bệnh lao

Xét nghiệm nhiễm khuẩn lao

Xét nghiệm Mantoux với Tuberculin trên da (Tuberculin Skin Test – TST)

Xét nghiệm Mantoux trên da với tuberculin (TST) yêu cầu hai lần thăm khám. Trong lần thăm khám đầu tiên, một lượng nhỏ chất lỏng (được gọi là lao hoặc dẫn xuất protein tinh khiết [PPD]) được tiêm vào da ở phần dưới của cánh tay. Người tham gia xét nghiệm sẽ cần quay lại trong vòng 48 đến 72 giờ để đánh giá vị trí tiêm. Nếu trên da xuất hiện hiện tượng nhô, cứng hoặc sưng với kích thước đạt chỉ số nhất định, điều này có nghĩa là người tham gia xét nghiệm đã nhiễm vi khuẩn bệnh lao.

Xét nghiệm phát tán interferon gamma (IGRA)

Nhiễm trùng lao cũng có thể được xét nghiệm thông qua các xét nghiệm máu bệnh lao, hoặc IGRAS. Tại Việt Nam, xét nghiệm máu có sẵn là xét nghiệm Quantiferon®THER TB Gold Plus (QFT). Xét nghiệm máu là xét nghiệm bệnh lao được ưu tiên cho những người đã tiêm vắc -xin BCG. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu bệnh nhân và gửi nó đến phòng thí nghiệm để phân tích và thu kết quả.

Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy rằng một người đã nhiễm vi khuẩn bệnh lao và cần bắt đầu điều trị phòng ngừa bệnh lao.

Xét nghiệm mắc bệnh lao

Một xét nghiệm trên da dương tính với khuẩn hoặc xét nghiệm máu chỉ cho biết liệu một người có nhiễm vi khuẩn lao hay không. Các xét nghiệm này không thể phân biệt giữa nhiễm khuẩn lao và mắc bệnh lao. Các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như chụp X-quang ngực và xét nghiệm đờm sau đó là cần thiết để xác định xem người đang được kiểm tra có mắc bệnh lao hay không.

Soi kính hiển vi mẫu đờm

Ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh lao là soi lam kính hiển vị mẫu đờm. Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm được đào tạo để quan sát các mẫu đờm dưới kính hiển vi và xem có vi khuẩn bệnh lao nào không. Tuy nhiên, kính hiển vi chỉ phát hiện khoảng một nửa số trường hợp bệnh lao và không thể phát hiện thể lao kháng thuốc.

Xpert MTB/RIF

Xpert MTB/RIF® là một phương thức xét nghiệm được khuyến nghị bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xét nghiệm bệnh lao kể từ năm 2010. Xét nghiệm này giúp phát hiện bệnh lao và khả năng kháng rifampicin, một loại thuốc điều trị lao hàng đầu, trong vòng 2 giờ.

Chẩn đoán bệnh lao

Xét nghiệm nhiễm khuẩn lao

Xét nghiệm Mantoux với Tuberculin trên da (Tuberculin Skin Test – TST)

Xét nghiệm Mantoux trên da với tuberculin (TST) yêu cầu hai lần thăm khám. Trong lần thăm khám đầu tiên, một lượng nhỏ chất lỏng (được gọi là lao hoặc dẫn xuất protein tinh khiết [PPD]) được tiêm vào da ở phần dưới của cánh tay. Người tham gia xét nghiệm sẽ cần quay lại trong vòng 48 đến 72 giờ để đánh giá vị trí tiêm. Nếu trên da xuất hiện hiện tượng nhô, cứng hoặc sưng với kích thước đạt chỉ số nhất định, điều này có nghĩa là người tham gia xét nghiệm đã nhiễm vi khuẩn bệnh lao.

Xét nghiệm phát tán interferon gamma (IGRA)

Nhiễm trùng lao cũng có thể được xét nghiệm thông qua các xét nghiệm máu bệnh lao, hay IGRAS. Tại Việt Nam, xét nghiệm máu có sẵn là xét nghiệm Quantiferon®THER TB Gold Plus (QFT). Xét nghiệm máu là xét nghiệm bệnh lao được ưu tiên cho những người đã tiêm vắc -xin BCG. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu bệnh nhân và gửi nó đến phòng thí nghiệm để phân tích và thu kết quả.

Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy rằng một người đã nhiễm vi khuẩn bệnh lao và cần bắt đầu điều trị phòng ngừa bệnh lao.

Xét nghiệm mắc bệnh lao

Một xét nghiệm trên da dương tính với khuẩn hoặc xét nghiệm máu chỉ cho biết liệu một người có nhiễm vi khuẩn lao hay không. Các xét nghiệm này không thể phân biệt giữa nhiễm khuẩn lao và mắc bệnh lao. Các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như chụp X-quang ngực và xét nghiệm đờm sau đó là cần thiết để xác định xem người đang được kiểm tra có mắc bệnh lao hay không.

Soi kính hiển vi mẫu đờm

Ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh lao là soi lam kính hiển vị mẫu đờm. Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm được đào tạo để quan sát các mẫu đờm dưới kính hiển vi và xem có vi khuẩn bệnh lao nào không. Tuy nhiên, kính hiển vi chỉ phát hiện khoảng một nửa số trường hợp bệnh lao và không thể phát hiện thể lao kháng thuốc.

Xpert MTB/RIF

Xpert MTB/RIF® là một phương thức xét nghiệm được khuyến nghị bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xét nghiệm bệnh lao kể từ năm 2010. Xét nghiệm này giúp phát hiện bệnh lao và khả năng kháng rifampicin, một loại thuốc điều trị lao hàng đầu, trong vòng 2 giờ.

Điều trị lao tiềm ẩn và bệnh lao

Lao tiềm ẩn

Phác đồ sử dụng isoniazid (INH), rifapentine (RPT) hoặc rifampin (RIF). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh nhân có khả năng hoàn thành các phác đồ điều trị ngắn ngày cao hơn. Nếu có điều kiện, các cán bộ nhân viên y tế nên kê các phác đồ điều trị ngắn ngày và thuận tiện hơn.

WHO đã khuyến nghị sử dụng isoniazid-rifapentine một lần mỗi tuần trong 12 tuần (3HP) để điều trị nhiễm bệnh lao tiềm ẩn, trong trường hợp thuốc này có sẵn.

Thuốc

Khoảng thời gian

Tần suất

Isoniazid (INH)

6 tháng

Hằng ngày

9 tháng

Hằng ngày

Rifampicin (RIF)

4 tháng

Hằng ngày

Isoniazid (INH) và Rifapentine (RPT)

3 tháng

Hằng tuần

Bệnh lao

Điều quan trọng đối với những người mắc lao là uống thuốc đủ liều theo đúng phác đồ điều trị mà họ được kê. Nếu dừng uống thuốc sớm hơn phác đồ điều trị, bệnh lao có thể quay trở lại (tái phát). Nếu bệnh nhân bỏ một số liều hoặc một số loại thuốc, vi khuẩn lao có thể phát triển thành lao kháng thuốc.

Bệnh lao nhạy thuốc được điều trị bằng cách dùng kết hợp một số loại thuốc chống lao trong ít nhất sáu tháng. Quá trình điều trị được chia thành giai đoạn điều trị tấn công, với bốn loại thuốc trong hai tháng (tám tuần), và giai đoạn duy trì, với hai loại thuốc trong bốn tháng (18 tuần).

Giai đoạn điều trị tấn công

Giai đoạn duy trì

  • Bốn loại thuốc chống TB
  • Rifampin (R, RIF)
  • Isoniazid (H, INH)
  • Pyrazinamide (Z, PZA)
  • Ethambutol (E, EMB)
  • Bảy ngày mỗi tuần cho 56 liều (8 tuần)
  • Hai loại thuốc chống lao
  • Rifampin (R, RIF)
  • Isoniazid (H, INH)
  • Bảy ngày mỗi tuần cho 126 liều (18 tuần)

Điều trị lao tiềm ẩn và bệnh lao

Lao tiềm ẩn

Phác đồ sử dụng isoniazid (INH), rifapentine (RPT) hoặc rifampin (RIF). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh nhân có khả năng hoàn thành các phác đồ điều trị ngắn ngày cao hơn. Nếu có điều kiện, các cán bộ nhân viên y tế nên kê các phác đồ điều trị ngắn ngày và thuận tiện hơn.

WHO đã khuyến nghị sử dụng isoniazid-rifapentine một lần mỗi tuần trong 12 tuần (3HP) để điều trị nhiễm bệnh lao tiềm ẩn, trong trường hợp thuốc này có sẵn.

Thuốc

Khoảng thời gian

Tần suất

Isoniazid (INH)

6 tháng

Hằng ngày

9 tháng

Hằng ngày

Rifampicin (RIF)

4 tháng

Hằng ngày

Isoniazid (INH) và Rifapentine (RPT)

3 tháng

Hằng tuần

Bệnh lao

Điều quan trọng đối với những người mắc lao là uống thuốc đủ liều theo đúng phác đồ điều trị mà họ được kê. Nếu dừng uống thuốc sớm hơn phác đồ điều trị, bệnh lao có thể quay trở lại (tái phát). Nếu bệnh nhân bỏ một số liều hoặc một số loại thuốc, vi khuẩn lao có thể phát triển thành lao kháng thuốc.

Bệnh lao nhạy thuốc được điều trị bằng cách dùng kết hợp một số loại thuốc chống lao trong ít nhất sáu tháng. Quá trình điều trị được chia thành giai đoạn điều trị tấn công, với bốn loại thuốc trong hai tháng (tám tuần), và giai đoạn duy trì, với hai loại thuốc trong bốn tháng (18 tuần).

Giai đoạn điều trị tấn công

Giai đoạn duy trì

  • Bốn loại thuốc chống TB
  • Rifampin (R, RIF)
  • Isoniazid (H, INH)
  • Pyrazinamide (Z, PZA)
  • Ethambutol (E, EMB)
  • Bảy ngày mỗi tuần cho 56 liều (8 tuần)
  • Hai loại thuốc chống lao
  • Rifampin (R, RIF)
  • Isoniazid (H, INH)
  • Bảy ngày mỗi tuần cho 126 liều (18 tuần)

Các thể lao kháng thuốc

Bệnh lao kháng thuốc (DR-TB) là do vi khuẩn lao kháng ít nhất một trong bốn loại thuốc chống lao hàng đầu (rifampin, isoniazid, pyrazinamide hoặc ethambutol). Vi khuẩn lao kháng thuốc và vi khuẩn lao nhạy thuốc có cùng phương thức lây lan (qua không khí).

Nguyên nhân của bệnh lao kháng thuốc

Lao kháng thuốc xuất hiện khi các loại thuốc điều trị lao bị sử dụng hoặc quản lý sai cách. Bao gồm:

  1. Người bệnh không hoàn thành đúng và đủ phác đồ điều trị bệnh lao
  2. Cán bộ nhân viên y tế kê thuốc sai (Sai liều hoặc sai thời gian sử dụng)
  3. Không có thuốc điều trị lao (hết thuốc, dẫn đến gián đoạn điều trị)
  4. Thuốc điều trị lao có chất lượng kém

Các thể lao kháng thuốc

Lao đa kháng (MDR-TB) xảy ra khi vi khuẩn bệnh lao có khả năng kháng cả isoniazid và rifampin, hai loại thuốc chống lao mạnh nhất. Lao siêu kháng thuốc (XDR -TB) là một thể lao đa kháng hiếm gặp, trong đó vi khuẩn lao có khả năng kháng cả isoniazid và rifampin, đồng thời kháng cả các thể fluoroquinolone (ví dụ thuốc chống lao hàng thứ hai có thể tiêm (tức amikacin, kanamycin hoặc capreomycin).

Chẩn đoán lao kháng thuốc

Đối với tất cả các bệnh nhân, phân lập M. tuberculosis ban đầu nên được kiểm tra kháng thuốc. Điều quan trọng là xác định kháng thuốc càng sớm càng tốt để đảm bảo điều trị hiệu quả. Các mô hình lao nhạy thuốc nên được lặp lại cho những bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ điều trị hoặc có kết quả nuôi cấy dương tính mặc dù đã có 3 tháng điều trị. Kết quả độ nhạy với thuốc từ các phòng thí nghiệm nên được báo cáo kịp thời cho cán bộ nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp và chương trình kiểm soát bệnh lao quốc gia hoặc địa phương.

Điều trị lao kháng thuốc

Việc điều trị và chữa khỏi lao kháng thuốc khá phức tạp. Lao kháng thuốc nên được theo dõi hoặc tham khảo ý kiến một cách chặt chẽ với cán bộ nhân viên y tế có chuyên môn về bệnh.

Trong một vài năm trở lại đây, hai loại thuốc mới đã xuất hiện trong nghiên cứu, bedaquiline và delamanid, được chỉ định để điều trị bệnh lao kháng thuốc. WHO đã có hướng dẫn nội bộ về việc sử dụng hai loại thuốc mới này. Thêm vào đó, để giải quyết các thách thức trong việc chuẩn bị và cho phép tiêu thụ an toàn và hiệu quả các loại thuốc hoặc chế độ mới trong điều kiện các chương trình tại từng quốc gia, WHO đã ban hành gói thực hiện chính sách.

Phòng ngừa lao kháng thuốc

Ngăn chặn sự phát triển của tình trạng kháng thuốc

Đảm bảo tuân thủ điều trị lao là cách tốt nhất để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lao kháng thuốc mới. Người đang điều trị lao không nên bỏ liều hoặc ngừng điều trị sớm.

Ngăn ngừa tiếp xúc/nhiễm trùng

Do vi khuẩn lao kháng thuốc được lan truyền giống như vi khuẩn lao nhạy thuốc, các phương pháp kiểm soát lây lan khuẩn lao kháng trong không khí cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiếp xúc với vi khuẩn bệnh lao kháng (xem Phòng ngừa bệnh lao). Nó cũng rất quan trọng để chẩn đoán bệnh lao kháng thuốc một cách nhanh chóng và kết nối người mắc với phương thức điều trị thích hợp, thay vì chờ họ điều trị thất bại theo phác đồ điều trị chống lao bước đầu. Người được chẩn đoán mắc bệnh lao nên được xét nghiệm độ nhạy với thuốc (DST).

Phòng ngừa bệnh lao

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện không khuyến nghị bất kỳ loại điều trị phòng ngừa nào đối với người tiếp xúc gần của những người mắc lao đa kháng (MDR-TB) và chính sách quốc gia còn hạn chế, chưa nhất quán và thiếu sự đồng thuận. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng điều trị phòng ngừa MDR-TB là khả thi và hiệu quả (báo cáo từ Trung tâm Y tế Y khoa Harvard về việc cung cấp sức khỏe toàn cầu-Dubai). Một số thử nghiệm hiện đang được tiến hành để kiểm tra hiệu quả của các phác đồ điều trị phòng ngừa MDR-TB khác nhau ở trẻ em và người lớn (TB-CHAMP, PHEONIxV-QUIN), , với kỳ vọng sẽ được đưa vào hướng dẫn chính sách mới của WHO và tương thích với các chính sách quốc gia.

Các thể lao kháng thuốc

Bệnh lao kháng thuốc (DR-TB) là do vi khuẩn lao kháng ít nhất một trong bốn loại thuốc chống lao hàng đầu (rifampin, isoniazid, pyrazinamide hoặc ethambutol). Vi khuẩn lao kháng thuốc và vi khuẩn lao nhạy thuốc có cùng phương thức lây lan (qua không khí).

Nguyên nhân của bệnh lao kháng thuốc

Lao kháng thuốc xuất hiện khi các loại thuốc điều trị lao bị sử dụng hoặc quản lý sai cách. Bao gồm:

  1. Người bệnh không hoàn thành đúng và đủ phác đồ điều trị bệnh lao
  2. Cán bộ nhân viên y tế kê thuốc sai (Sai liều hoặc sai thời gian sử dụng)
  3. Không có thuốc điều trị lao (hết thuốc, dẫn đến gián đoạn điều trị)
  4. Thuốc điều trị lao có chất lượng kém

Các thể lao kháng thuốc

Lao đa kháng (MDR-TB) xảy ra khi vi khuẩn bệnh lao có khả năng kháng cả isoniazid và rifampin, hai loại thuốc chống lao mạnh nhất. Lao siêu kháng thuốc (XDR -TB) là một thể lao đa kháng hiếm gặp, trong đó vi khuẩn lao có khả năng kháng cả isoniazid và rifampin, đồng thời kháng cả các thể fluoroquinolone (ví dụ thuốc chống lao hàng thứ hai có thể tiêm (tức amikacin, kanamycin hoặc capreomycin).

Chẩn đoán lao kháng thuốc

Đối với tất cả các bệnh nhân, phân lập M. tuberculosis ban đầu nên được kiểm tra kháng thuốc. Điều quan trọng là xác định kháng thuốc càng sớm càng tốt để đảm bảo điều trị hiệu quả. Các mô hình lao nhạy thuốc nên được lặp lại cho những bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ điều trị hoặc có kết quả nuôi cấy dương tính mặc dù đã có 3 tháng điều trị. Kết quả lao nhạy phòng thí nghiệm nên được báo cáo kịp thời cho nhân viên y tế làm việc trực tiếp với người bệnh và chương trình kiểm soát bệnh lao quốc gia hoặc địa phương.

Điều trị lao kháng thuốc

Việc điều trị và chữa khỏi lao kháng thuốc khá phức tạp. Lao kháng thuốc nên được theo dõi hoặc tham khảo ý kiến một cách chặt chẽ với cán bộ nhân viên y tế có chuyên môn về bệnh.

Trong một vài năm trở lại đây, hai loại thuốc mới đã xuất hiện trong nghiên cứu, bedaquiline và delamanid, được chỉ định để điều trị bệnh lao kháng thuốc. WHO đã có hướng dẫn nội bộ về việc sử dụng hai loại thuốc mới này. Thêm vào đó, để giải quyết các thách thức trong việc chuẩn bị và cho phép tiêu thụ an toàn và hiệu quả các loại thuốc hoặc chế độ mới trong điều kiện các chương trình tại từng quốc gia, WHO đã ban hành gói thực hiện chính sách.

Phòng ngừa lao kháng thuốc

Ngăn chặn sự phát triển của tình trạng kháng thuốc

Đảm bảo tuân thủ điều trị lao là cách tốt nhất để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lao kháng thuốc mới. Người đang điều trị bệnh lao không nên bỏ liều hoặc ngừng điều trị sớm.

Ngăn ngừa tiếp xúc/nhiễm trùng

Do vi khuẩn lao kháng thuốc được lan truyền giống như vi khuẩn lao nhạy thuốc, các phương pháp kiểm soát lây lan khuẩn lao kháng trong không khí cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiếp xúc với vi khuẩn bệnh lao kháng (xem Phòng ngừa bệnh lao). Nó cũng rất quan trọng để chẩn đoán bệnh lao kháng thuốc một cách nhanh chóng và kết nối người mắc với phương thức điều trị thích hợp, thay vì chờ họ điều trị thất bại theo phác đồ điều trị chống lao bước đầu. Người được chẩn đoán mắc bệnh lao nên được xét nghiệm độ nhạy với thuốc (DST).

Phòng ngừa bệnh lao

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện không khuyến nghị bất kỳ loại điều trị phòng ngừa nào đối với người tiếp xúc gần của những người mắc lao đa kháng (MDR-TB) và chính sách các quốc gia còn hạn chế, chưa nhất quán và thiếu sự đồng thuận. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng điều trị phòng ngừa MDR-TB là khả thi và hiệu quả(báo cáo từ Trung tâm Y tế Y khoa Harvard về việc cung cấp sức khỏe toàn cầu-Dubai). Một số thử nghiệm hiện đang được tiến hành để kiểm tra hiệu quả của các phác đồ điều trị phòng ngừa MDR-TB khác nhau ở trẻ em và người lớn (TB-CHAMP, PHEONIxV-QUIN), với kỳ vọng sẽ được đưa vào hướng dẫn chính sách mới của WHO và tương thích với các chính sách quốc gia.

Dịch bệnh lao

Mặc dù bệnh lao phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, căn bệnh này xuất hiện ở cả những địa điểm khác trên thế giới. Trong năm 2017, 10 triệu người đã bị bệnh lao và 1,6 triệu người đã chết vì căn bệnh này (trong đó có 0,3 triệu người nhiễm HIV). Số lượng các ca mắc lao mới xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương (62% ca mắc mới), tiếp theo là khu vực châu Phi (25% ca mắc mới).

Trong năm 2017, 87% các ca mắc lao mới xuất hiện tại 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao. Tám quốc gia chiếm hai phần ba các ca mắc lao mới, bao gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Pakistan, Nigeria, Bangladesh và Nam Phi. Việt Nam đứng thứ 16 trong số các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và thứ 13 trong số các nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất.

Khoảng 3 triệu người bị hệ thống y tế “bỏ sót” mỗi năm và do đó nhiều người không nhận được dịch vụ chăm sóc bệnh lao mà họ cần và xứng đáng được hưởng. Mỗi năm, nhiều trong số các trường hợp bị bỏ lỡ qua đời, một số sẽ tự bình phục, và một số khác sẽ tiếp tục lây nhiễm cho những người mà họ tiếp xúc. Tỷ lệ các trường hợp bị bỏ lỡ đã ổn định trong bảy năm qua và tiếp tục tích lũy qua mỗi năm.

Trên toàn cầu, tỷ lệ người mắc lao giảm ở mức khoảng 2% mỗi năm. Con số này cần phải tăng đến mức giảm 4 – 5% để đạt đến cán mốc 2020 của Chiến lược Chấm dứt Bệnh lao.

Dịch bệnh lao

Mặc dù bệnh lao phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, căn bệnh này xuất hiện ở cả những địa điểm khác trên thế giới. Trong năm 2017, 10 triệu người đã bị bệnh lao và 1,6 triệu người đã chết vì căn bệnh này (trong đó có 0,3 triệu người nhiễm HIV). Số lượng các ca mắc lao mới xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương (62% ca mắc mới), tiếp theo là khu vực châu Phi (25% ca mắc mới).

Trong năm 2017, 87% các ca mắc lao mới xuất hiện tại 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao. Tám quốc gia chiếm hai phần ba các ca mắc lao mới, bao gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Pakistan, Nigeria, Bangladesh và Nam Phi. Việt Nam đứng thứ 16 trong số các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và thứ 13 trong số các nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất.

Khoảng 3 triệu người bị hệ thống y tế “bỏ sót” mỗi năm và do đó nhiều người không nhận được dịch vụ chăm sóc bệnh lao mà họ cần và xứng đáng được hưởng. Mỗi năm, nhiều trong số các trường hợp bị bỏ lỡ qua đời, một số sẽ tự bình phục, và một số khác sẽ tiếp tục lây nhiễm cho những người mà họ tiếp xúc. Tỷ lệ các trường hợp bị bỏ lỡ đã ổn định trong bảy năm qua và tiếp tục tích lũy qua mỗi năm.

Trên toàn cầu, tỷ lệ người mắc lao giảm ở mức khoảng 2% mỗi năm. Con số này cần phải tăng đến mức giảm 4 – 5% để đạt đến cán mốc 2020 của Chiến lược Chấm dứt Bệnh lao.

Mục tiêu toàn cầu

Hội đồng Sức khỏe Thế giới đã thông qua một nghị quyết vào tháng 5 năm 2014, phê duyệt với sự ủng hộ hoàn toàn cho End TB Strategy sau năm 2015 với các mục tiêu đầy tham vọng là một phần của các Mục tiêu Phát triển Bền vững mới được thông qua. Nghị quyết này đóng vai trò như một kế hoạch chi tiết cho các quốc gia để giảm 80% tỷ lệ người mắc lao, 90% trường hợp tử vong do lao, và loại bỏ chi phí thảm họa cho các hộ gia đình vào năm 2030. Mặc dù chiến lược là sự kết hợp đa chiều giữa các can thiệp bảo trợ xã hội và sức khỏe, đây không phải là một cách tiếp cận “toàn năng” và khả năng thành công của nó còn phụ thuộc vào sự tương thích với các quốc gia khác nhau. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để giải quyết dịch bệnh lao.

Chiến lược này đề ra ba trụ cột chính cần được thực hiện để chấm dứt dịch bệnh một cách hiệu quả:

Trụ cột 1: Tích hợp chăm sóc và phòng ngừa lấy bệnh nhân làm trung tâm

Trụ cột 2: Chính sách táo bạo và hệ thống hỗ trợ

Trụ cột 3: Tăng cường nghiên cứu và đổi mới

Thành công của chiến lược sẽ phụ thuộc vào việc các quốc gia tôn trọng 4 nguyên tắc chính khi thực hiện các can thiệp được nêu trong mỗi trụ cột:

  1. Quản lý chính phủ và trách nhiệm, kết hợp với giám sát và đánh giá
  2. Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức và cộng đồng có liên quan
  3. Bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, đạo đức và công bằng
  4. Điều chỉnh chiến lược và mục tiêu ở cấp quốc gia, với sự hợp tác toàn cầu.

Đọc thêm về Chiến lược Kết thúc bệnh lao toàn cầu tại đây.

Mục tiêu toàn cầu

Hội đồng Sức khỏe Thế giới đã thông qua một nghị quyết vào tháng 5 năm 2014, phê duyệt với sự ủng hộ hoàn toàn cho Chiến lược Kết thúc bệnh lao toàn cầu sau năm 2015 với các mục tiêu đầy tham vọng là một phần của các Mục tiêu Phát triển Bền vững mới được thông qua. Nghị quyết này đóng vai trò như một kế hoạch chi tiết cho các quốc gia để giảm 80% tỷ lệ người mắc lao, 90% trường hợp tử vong do lao, và loại bỏ chi phí thảm họa cho các hộ gia đình vào năm 2030. Mặc dù chiến lược là sự kết hợp đa chiều giữa các can thiệp bảo trợ xã hội và sức khỏe, đây không phải là một cách tiếp cận “toàn năng” và khả năng thành công của nó còn phụ thuộc vào sự tương thích với các quốc gia khác nhau. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để giải quyết dịch bệnh lao.

Chiến lược này đề ra ba trụ cột chính cần được thực hiện để chấm dứt dịch bệnh một cách hiệu quả:

Trụ cột 1: Tích hợp chăm sóc và phòng ngừa lấy bệnh nhân làm trung tâm

Trụ cột 2: Chính sách táo bạo và hệ thống hỗ trợ

Trụ cột 3: Tăng cường nghiên cứu và đổi mới

Thành công của chiến lược sẽ phụ thuộc vào việc các quốc gia tôn trọng 4 nguyên tắc chính khi thực hiện các can thiệp được nêu trong mỗi trụ cột:

  1. Quản lý chính phủ và trách nhiệm, kết hợp với giám sát và đánh giá
  2. Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức và cộng đồng có liên quan
  3. Bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, đạo đức và công bằng
  4. Điều chỉnh chiến lược và mục tiêu ở cấp quốc gia, với sự hợp tác toàn cầu.

Đọc thêm về Chiến lược Kết thúc bệnh lao toàn cầu tại đây.